Nhận định, soi kèo Mladost Lucani vs Vojvodina, 23h00 ngày 7/4: Mất tập trung
ậnđịnhsoikèoMladostLucanivsVojvodinahngàyMấttậbảng xếp hạng ligue 1 Pha lê - 07/04/2025 09:06 Nhận định bóng đá giải khác
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Universidad de Chile, 7h00 ngày 9/4: Đẳng cấp lên tiếng
-
Dù vậy việc lái xe dạo phố của tôi cũng không kéo dài được lâu. Gần như ngay lập tức sau khi tôi nhận xe, TP.HCM áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 vì diễn biến dịch bệnh phức tạp. Công việc của tôi có thể làm tại nhà, vì vậy tôi không có lý do để chạy xe ngoài đường phố, và tôi cũng muốn tuân thủ mọi biện pháp phòng chống dịch, nên tôi tạm thời không sử dụng chiếc xe của mình. Tôi mới đi được vài chục km.
Ngắm xe qua điện thoại
Do nhà tôi không có nơi để xe nên bắt buộc phải mang xe đi giữ ở một bãi cách nhà không xa. Tuy nhiên bãi giữ khác quận nên tôi không thể sang lấy xe và phải đợi hết giai đoạn giãn cách.
Với một người lần đầu tiên mua xe, phải xa "xế cưng" chỉ sau vài ngày mang về là điều "ác mộng". Do mới lấy xe nên tôi chưa kịp dán phim cách nhiệt hay trang bị thêm bất kỳ thứ gì cho xe, nghĩ đến cảnh chiếc xe hàng ngày phải phơi mình dưới thời tiết nắng nóng hay mưa lớn khiến tôi khá lo lắng.
Do bãi giữ xe tương đối nhỏ, tôi buộc phải gửi lại chìa khóa cho nhân viên tại đây để họ chủ động di chuyển xe khi cần thiết. Sau hơn 10 ngày giãn cách, nhân viên quản lý bãi cầm vô lăng còn nhiều hơn tôi.
Vì nhớ xe và lo lắng liệu chiếc xe của mình có bị trầy xước khi di chuyển trong bãi hay không, tôi đã liên hệ với quản lý bãi và vài ngày tôi lại nhờ chụp lại tình trạng xe. Có lẽ đây cũng là cách duy nhất để tôi có thể ngắm nhìn "xế cưng" của mình.
Mua sẵn phụ kiện chờ ngày gặp lại
Dù rất muốn chạy sang bãi giữ để tự tay nổ máy hay ngửi mùi xe mới, tôi tự nhủ với bản thân phải ở nhà và chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết theo quy định giãn cách xã hội. Điều này không chỉ giúp tôi tự bảo vệ bản thân của mình mà còn vì lợi ích chung của cộng đồng.
Hết lệnh giãn cách, việc đầu tiên tôi làm là sang thăm "xế cưng" của mình sau một thời gian dài xa cách. Trong thời gian này, tôi đã đặt mua gần như đầy đủ các trang bị, đồ chơi cho chiếc xe của mình, từ phụ kiện bên ngoài như ốp tay nắm, ăng-ten vây cá cho đến đồ trang trí bên trong như ốp táp-lô, bệ tựa tay...
Tôi dự định sẽ thực hiện một chuyến đi chơi xa cùng chiếc xe mới mua ngay khi có thể. Nhưng trước mắt sẽ tiếp tục là quãng thời gian làm việc tại nhà, ngắm xe qua điện thoại, và đặt mua các món đồ trang trí, nâng cấp cho chiếc xe.
Theo Zingnews
Trân trọng mời bạn độc gửi bài viết chia sẻ về kỷ niệm mua và sử dụng xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giá xe giảm kịch sàn, dân bán ô tô vẫn méo mặt lo ế trước 'tháng ngâu'
Mặc dù nhiều mẫu ô tô đang được giảm giá tới cả trăm triệu đồng, nhưng tác động kép từ dịch bệnh Covid-19 và tâm lý kiêng mua xe trong “tháng ngâu” có thể khiến doanh số bán xe bị sụt giảm trong thời gian tới.
" alt="Mua ôtô mùa dịch, tôi chỉ biết ngắm xe qua điện thoại">Mua ôtô mùa dịch, tôi chỉ biết ngắm xe qua điện thoại
-
Anh Đỗ Duy Vị - đồng Giám đốc điều hành tổ chức Rồng Xanh, người có 10 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với trẻ em đường phố Với kinh nghiệm 10 năm lăn lộn trên những con phố Hà Nội để tìm kiếm trẻ em lang thang, anh Đỗ Duy Vị chia sẻ, nhiều người theo bản năng tò mò hay hỏi bọn trẻ những câu kiểu như “tại sao mà con phải ra đây?”, “gia đình con làm sao?”… Nhưng cũng từng là một đứa trẻ đánh giày trên phố cách đây 19 năm, anh không làm như thế. “Đừng cố hỏi chúng quá nhiều thứ” - anh nói.
Tiếp cận và tạo được lòng tin với những đứa trẻ này là một quá trình dài và cần nhiều sự kiên trì, đồng Giám đốc điều hành của tổ chức Blue Dragon (Rồng Xanh) chia sẻ.
“Những đứa trẻ này rất cảnh giác và luôn bật chế độ phòng vệ cao. Chúng sợ người lạ, sợ ai đó đưa ra một lời mời nào đấy. Bởi vì các em từng bị lừa rất nhiều, hoặc từng bị tổn thương. Chúng không có nhiều niềm tin vào con người nữa”.
Từng là một nhân viên uy tín của Rồng Xanh trong việc “chinh phục” các ca khó, anh Vị nói, anh chỉ đơn giản là đưa cho chúng quyền lựa chọn. “Tôi sẽ nói rằng tôi lo cho sự an toàn khi các em ăn ngủ ở những nơi này. Nếu các em chưa cần sự giúp đỡ của tôi thì cũng không sao, nhưng bất cứ khi nào cần, hãy gọi. Hoặc sau một thời gian tiếp cận, tôi sẽ mời các em ghé qua tham quan, nếu các em không thích, tôi sẽ lại chở các em về chỗ cũ”.
“Có những đứa trẻ tôi phải mất tới cả năm để xây dựng mối quan hệ, còn các trường hợp thông thường sẽ mất 3-5 lần gặp”.
Nơi tiếp cận được trẻ em đường phố có thể là gầm cầu, bến xe, công viên... Khi đã rủ được bọn trẻ về nơi sinh hoạt của tổ chức, các nhân viên ở đây sẽ giới thiệu các em tới các lớp học tiếng Anh, học vẽ, học bơi, học võ, tham gia câu lạc bộ bóng đá, học kỹ năng sống, học cách viết CV xin việc…
Đội ngũ của Rồng Xanh còn rủ các em tham gia vào các hoạt động cộng đồng như đi thiện nguyện ở các khu vực miền núi, đi nhặt rác, hỗ trợ nhân viên tìm kiếm trẻ lang thang…
Những hoạt động này giúp trẻ nhận ra chúng có những giá trị riêng, phát lộ ra những đam mê, thế mạnh mà trước giờ ít người nói cho các em biết.
“Không có một công thức chung nào cho việc hỗ trợ những đứa trẻ. Mỗi đứa sẽ có một nhu cầu, một hoàn cảnh và những vấn đề khác nhau. Vì thế, chúng tôi phải có những giải pháp toàn diện”.
“Không phải cứ cho các em một khoá học nghề, một cái học bổng, rồi để mặc chúng học được thì học, không thì thôi”.
Với những đứa trẻ có thể trở về với gia đình, các nhân viên ở đội tìm kiếm sẽ hỗ trợ đưa các em về quê, xin cho các em đi học lại, làm việc với gia đình, tổ chức địa phương để cùng phối hợp, đảm bảo cho các em sự phát triển an toàn.
Với những đứa trẻ có gia đình phức tạp, các nhân viên xã hội sẽ đánh giá xem vấn đề của các em là gì, có nhu cầu gì để xây dựng kế hoạch dài hạn cho các em. Tổ chức có thể hỗ trợ xây nhà, cung cấp con giống, hạt giống, kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt… để gia đình các em vực dậy về kinh tế. Trẻ đủ tuổi học nghề sẽ được kết nối với các trung tâm hướng nghiệp.
Những đứa trẻ đến với tổ chức thuộc đủ các loại đối tượng: trẻ bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, bị mua bán, ép buộc lao động bất hợp pháp, bố mẹ không hạnh phúc, liên quan đến các tệ nạn như ma tuý, trộm cắp…
Những đứa trẻ bị tổn thương sâu
Hai đứa trẻ không có sự chăm sóc của mẹ, phải theo bố lăn lộn trên đường mưu sinh. Đào Hoàng Anh (SN 1994), tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - là một trong số những thành viên dày dặn kinh nghiệm của đội tìm kiếm và làm việc với trẻ em đường phố của tổ chức.
Theo quan sát của Hoàng Anh, vài năm trở lại đây, trẻ lang thang kiếm ăn trên đường phố Hà Nội thường tới từ các khu vực miền núi phía Bắc. Hầu hết các em đều sinh ra trong những gia đình “có vấn đề”. Có đứa bố mẹ đi tù, có đứa bị bạo hành, bị bỏ rơi. Có đứa sẵn sàng ra gầm cầu ngủ vì không nhận được tình yêu thương ở gia đình mặc dù gia đình không phải quá khó khăn. Nhiều đứa trẻ lăn lộn ngoài đường một thời gian dài đã quen với sự tự do, không bị ai kiểm soát nên rất khó để thuyết phục các em gắn bó với một nơi nào đó.
N. là một cậu bé như thế. Hoàng Anh gặp N. và K. khi các em đang theo một người đàn ông đi bán kẹo. Chúng gọi người đàn ông kia là bố và tuyệt đối tin vào ông ta. Khi nhân viên tìm cách bắt chuyện, các em từ chối và rất cảnh giác.
Sau một thời gian, dù đã mất rất nhiều công sức, Hoàng Anh cũng chỉ đưa được K. về trong khi N. vẫn kiên quyết không theo. Hoàng Anh vẫn kiên trì mang đồ ăn, thuốc uống tới mỗi khi em ốm. Dần dần, anh đã rủ được N. đi đá bóng. N. cũng đồng ý nhận sự giúp đỡ của tổ chức.
Đưa N. về quê để tìm hiểu hoàn cảnh thì Hoàng Anh được biết bố mẹ N. chia tay nhau. Cậu bé phải sống với dì. Ban đầu, N. chỉ đi lang thang ở gần. Càng lớn, cậu càng đi xa hơn, rồi lên Hà Nội sống ở gầm cầu. N. có lòng tự trọng rất lớn - không lấy của ai cái gì bao giờ.
Mặc dù Hoàng Anh đã cố gắng hết sức giúp N. ổn định cuộc sống nhưng đôi khi em vẫn thích ra gầm cầu ngủ. Vì ở đó, cậu bé có cảm giác tự do, không phải nghe theo lời ai cả.
Bây giờ, N. đã vào quân ngũ. Được ăn ngủ điều độ, cậu khoe với Hoàng Anh là đã tăng 6kg. N. được phân công làm việc ở bộ phận bếp vì nấu ăn rất ngon.
Nhưng khi hỏi về tương lai của N., Hoàng Anh cũng không dám chắc. Anh nói, N. đi bộ đội cũng chỉ là bắt buộc, chứ tư tưởng của em vẫn không thich môi trường bó buộc và chưa định hướng được sau này sẽ làm gì, đi đâu.
Hoàng Anh (trái) đang trò chuyện với một trẻ em đường phố. Hoàng Anh nói, làm việc với những đứa trẻ này không nên đặt ra điều kiện gì cả. “Mình phải giúp các em một cách vô điều kiện, chứ không phải là em ngoan thì anh chị mới giúp. Khi nào trẻ tự nhận thức được và sẵn sàng thay đổi thì chúng sẽ hợp tác để thay đổi”.
Chia sẻ về một hoàn cảnh khác, Hoàng Anh cho rằng cậu bé này cũng tạm ổn sau khi được giúp đỡ. Đó là A. - một cậu bé người dân tộc thiểu số, năm nay 20 tuổi nhưng tuổi trên giấy tờ của cậu mới chỉ 17.
Đến giờ, A. chỉ còn nhớ mang máng đường về nhà mình sau lần bỏ đi vì bị đánh ngày nhỏ. Vì thế, A. không biết cha mẹ, ruột thịt của mình là ai. Sau khi được người dân bắt gặp và đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, A. được một gia đình nhận nuôi. Mẹ nuôi của A. thực ra muốn nhận một đứa trẻ nhỏ hơn. Còn A. lúc ấy đã 10 tuổi rồi.
Khi về nhà, A. được làm giấy khai sinh nhỏ tuổi hơn để đi học. Nhưng tuổi thơ có quá nhiều biến cố đã khiến A. trở thành một học sinh cá biệt, khó bảo. Người mẹ nuôi cảm thấy bất lực nên đã gửi trả A. lại cho trung tâm bảo trợ. Trung tâm này sau đó lại gửi A. vào chùa. Cậu bé bị chuyển từ ngôi chùa này sang ngôi chùa khác nhưng không ở đâu chấp nhận tính cách ngỗ ngược của A.
A. bỏ chùa đi lang thang ngoài đường, đêm đến được người ta cho ngủ nhờ ở một phòng bảo vệ chung cư. Ban ngày, A. làm cho một quán bánh khoai, bánh chuối, được nuôi ăn. Đây là thời điểm Hoàng Anh gặp cậu.
Sau một thời gian có người chia sẻ, A. đã nối lại mối quan hệ với người mẹ nuôi – không thắm thiết nhưng cũng không còn nặng nề như ngày xưa nữa. Hiện tại, A. chuyển sang làm việc cho một quán cà phê ở Hà Nội và được tổ chức hỗ trợ chỗ ở miễn phí.
Giúp đỡ vô điều kiện là tiêu chí mà Hoàng Anh đặt ra cho chính mình khi làm việc với những đứa trẻ bị tổn thương. Hoàng Anh nói, khó khăn nhất trong công việc của anh là sự kiên trì và thời gian dành cho trẻ, đặc biệt là với những đứa trẻ đã bị tổn thương sâu như A. Các thành viên trong nhóm cũng chấp nhận những trường hợp thất bại, hoặc giúp được rất ít. Một là do vấn đề của gia đình vượt quá khả năng của tổ chức, ví dụ như nợ nần quá nhiều. Hai là có những trường hợp, dù hỗ trợ đến đâu cũng không thể bù đắp được khoảng trống hay những tổn thương có từ gia đình.
“Làm việc với gia đình để thay đổi những hành vi không phù hợp của họ với trẻ cũng cực kỳ khó. Bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ, nhận thức của phụ huynh, không thể thay đổi chỉ bằng 1, 2 cuộc trò chuyện”.
Tuy nhiên, việc giúp những đứa trẻ nhận biết được giá trị bản thân, điểm mạnh của mình luôn là một mục tiêu không bao giờ thừa.
Được thành lập vào năm 2004, đến nay, sau 18 năm Rồng Xanh đã giúp cho hơn 5.200 trẻ em được đi học văn hoá hoặc học nghề; hơn 1.100 em có nơi tạm trú an toàn; xây sửa 110 ngôi nhà; giải cứu hơn 1.000 nạn nhân của mua bán người và lao động trẻ em; đưa hơn 2.200 trẻ em trở về đoàn tụ với gia đình.
Nhiều đứa trẻ được tổ chức giúp đỡ đã trưởng thành, thậm chí lại quay trở lại làm nhân viên của tổ chức, tiếp tục con đường “trả ơn cuộc đời” như vị đồng Giám đốc điều hành Đỗ Duy Vị đã từng đi qua.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Cuộc gặp với anh Tây giúp cậu bé đánh giày trở thành CEO của hàng trăm nhân viên
16 tuổi, Đỗ Duy Vị bước vào ngôi nhà chung của Blue Dragon (Rồng Xanh) với vị trí một đứa trẻ đánh giày. Anh không ngờ rằng 19 năm sau, mình trở thành đồng Giám đốc điều hành tổ chức ấy.
" alt="Những người ‘giải cứu’ cuộc đời trẻ em đường phố">Những người ‘giải cứu’ cuộc đời trẻ em đường phố
-
Vừa qua, 99 viên chức hạng IV của sáu nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã nhận được khoản trợ cấp khó khăn vì dịch Covid-19 của chính phủ. Mỗi cá nhân được hỗ trợ 3,71 triệu đồng. Xung quanh chính sách hỗ trợ nghệ sĩ, dư luận đưa ra những ý kiến trái chiều. Một số trường hợp được cho là không thuộc diện khó khăn thực sự nhưng lại có tên trong danh sách (theo đúng quy định) như diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương...
Chính sách có sự bất cập và cần điều chỉnh
Trao đổi với Zing, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, cho rằng chính sách hỗ trợ nghệ sĩ trong giai đoạn này là cần thiết và kịp thời. Song, ông Sơn cũng bày tỏ một số trường hợp được trợ cấp vừa qua chưa đúng đối tượng.
"Khi dịch Covid-19 bùng phát, văn hóa nghệ thuật là một trong những lĩnh vực phải dừng đầu tiên và sẽ phục hồi cuối cùng. Trong thời gian dài, họ không có việc làm. Quan tâm các văn nghệ sĩ gặp khó khăn cũng là một cách thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong việc không bỏ ai lại phía sau vào giai đoạn này. Việc hỗ trợ giúp họ có thêm tinh thần, cuộc sống ổn định hơn để tiếp tục làm nghề", ông Sơn phát biểu.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng chính sách hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn vì Covid-19 cần thay đổi. Ảnh: Hải Nam.
Ông nhấn mạnh: "Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ những trường hợp khó khăn. Vì vậy, mong muốn của chúng ta là gói hỗ trợ đến đúng người để phát huy hiệu quả cao nhất. Thực tế, nhiều nghệ sĩ đã bày tỏ sự xúc động khi nhận trợ giúp.
Tuy nhiên, rõ ràng chúng ta cũng thấy có những trường hợp chưa đúng đối tượng như trường hợp của diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương và một số nghệ sĩ khác. Tức là họ không ở mức khó khăn nhưng vẫn nằm trong đối tượng được hưởng chính sách".
Từ trường hợp Hồng Đăng, Thanh Hương được nhận trợ cấp, PGS-TS Bùi Hoài Sơn cho rằng chính sách còn tồn tại bất cập, quy định cứng nhắc và cần được điều chỉnh. Theo ông, gói hỗ trợ này nên mở rộng đối tượng, thay vì chỉ dành cho viên chức hạng IV như hiện tại.
"Thực tiễn rất đa dạng. Khi chính sách không bao phủ được thực tiễn thì phải điều chỉnh để phù hợp hơn. Theo tôi, chính sách không nên chỉ áp dụng đối với viên chức mức lương hạng IV. Nhiều hoàn cảnh khác đang gặp khó khăn như những nhân viên hậu đài chẳng hạn.
Ngoài ra, nghệ sĩ hoạt động tự do cũng cần được nhận khoản trợ giúp theo cách nào đó. Theo tôi, ngành văn hóa có thể hình thành một kênh liên lạc, kênh thông tin để nghệ sĩ có tiếng nói của mình".
Về giải pháp thay đổi để chính sách trợ cấp đảm bảo đúng đối tượng, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn đề xuất các nhà hát, hội nghệ sĩ trực tiếp rà soát và lên danh sách. "Không nên máy móc, chỉ xác định một nhóm đối tượng để trợ giúp" - ông Sơn nhấn mạnh.
Nhiều hoàn cảnh khó khăn chưa được giúp
NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, đồng tình rằng có những điểm trong quy định cần được điều chỉnh để phù hợp thực tế. Trung Hiếu cho biết khi gửi danh sách diễn viên hạng tư lên Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội theo đúng quy định, anh cũng gửi kèm kiến nghị từ phía nhà hát, mong muốn nhân viên hậu đài được hỗ trợ.
"Nhà hát còn nhiều trường hợp khó khăn hơn như anh em hậu đài, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, phục trang, hóa trang... Lương của họ chỉ trên dưới 3 triệu đồng hoặc 1,5 triệu đồng. Họ cũng rất cần được hỗ trợ lúc này. Khi tôi gửi đề xuất, Sở phản hồi rằng sẽ có cuộc họp và kiến nghị lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội chia sẻ.
Nhiều nghệ sĩ gặp khó khăn khi các nhà hát phải đóng cửa, không có hoạt động. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Theo NSƯT Tấn Minh, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, gói hỗ trợ nghệ sĩ cần được mở rộng đối tượng. Bởi cuộc sống của những nhân viên hậu đài, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, phục trang... còn khó khăn hơn diễn viên.
"Để một tập thể được thăng hoa, những người đứng sau cánh gà rất quan trọng. Cuộc sống của họ khổ hơn diễn viên vì không có cơ hội kiếm thêm thu nhập bên ngoài. Họ trông đợi vào tiền lương cơ bản và khoản bồi dưỡng hàng đêm. Nhưng bây giờ, nhà hát hoàn toàn không có lịch diễn", Tấn Minh bày tỏ.
Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long nêu ý kiến: "Tôi nghĩ không nên phân biệt viên chức hạng ba hay hạng tư, vì lương khởi điểm không chênh lệch quá nhiều. Nhiều trường hợp viên chức hạng ba cũng khó khăn, lương trên dưới 3 triệu đồng".
Trao đổi với Zing, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ đã tiếp nhận những ý kiến trái chiều liên quan đến chính sách hỗ trợ nghệ sĩ gặp khó khăn vì dịch Covid-19.
Ông cho rằng nghệ sĩ được nhận tiền hỗ trợ là đúng, hợp lý. Trường hợp của diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương chỉ là cá biệt.
"Trường hợp Hồng Đăng, Thanh Hương được trợ cấp nghệ sĩ gặp khó khăn là cá biệt. Khi thấy hồ sơ đủ là Sở cấp mà không kiểm tra kỹ càng", ông Tạ Quang Đông nói.
Theo zingnews.vn
Bộ Văn hóa nói về trợ cấp 3,7 triệu đồng cho nghệ sĩ khó khăn vì dịch
Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cứng nhắc khi xét duyệt hồ sơ của các nghệ sĩ được nhận tiền trợ cấp.
" alt="Thanh Hương, Hồng Đăng được hỗ trợ 3,7 triệu là chưa đúng đối tượng">Thanh Hương, Hồng Đăng được hỗ trợ 3,7 triệu là chưa đúng đối tượng
-
Nhận định, soi kèo Erzurumspor vs Corum, 18h00 ngày 9/4: Tìm lại niềm vui
-
Một góc Triển lãm lần thứ 6 của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) - Vietnam Motor Show 2010 Nhờ "cú hích" trên, tổng số xe bán ra cả năm 2009 của các thành viên VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) tăng trưởng 7% so với năm 2008, đạt 119.460 xe.
Thực tế sau giai đoạn 2008-2009 đã đánh dấu sự vươn lên của thị trường ô tô Việt Nam. Ngoài cán và vượt mốc 100.000 xe, tổng số thu lệ phí trước bạ ô tô cũng tăng chóng vánh, từ 3.363 tỷ đồng năm 2006, đến năm 2008 đạt 7.363 tỷ đồng. Năm 2009, tổng số thu từ phí trước bạ khoảng 7.565 tỷ đồng. Còn năm 2010, số thu phí trước bạ đã lên 9.209 tỷ đồng.
Đến nay, nguồn thu từ trước bạ ô tô tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu tất cả các loại lệ phí trước bạ, như 19.049 tỷ đồng (năm 2017), 22.593 tỷ đồng (2018) và 29.989 tỷ đồng (2019).
Không thể phủ nhận, nguồn thu từ phí trước bạ ô tô đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Càng nhiều xe lăn bánh trên đường phố, nguồn đóng góp này sẽ càng lớn.
Tuy nhiên, từ góc độ người tiêu dùng, tình trạng "phí chồng phí, thuế chồng thuế" trên một chiếc xe tại Việt Nam đã được nhắc đến khá nhiều và là một trong các nguyên nhân dẫn tới giá xe cao so với các nước.
Một chiếc xe ô tô phải nộp ít nhất 3-4 loại thuế- phí cơ bản bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và phí trước bạ.
Sau đó, để được lăn bánh, chủ xe còn phải nộp tiếp nhiều loại phí, lệ phí khác nhau như: phí đăng kiểm, phí cấp biển, phí sử dụng đường bộ...
Đã có không ít ý kiến cho rằng, giá xe Việt Nam cao, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khó phát triển chính vì gánh nặng thuế phí trên. Và đây cũng là một lý do khiến mỗi lần tăng giảm phí trước bạ, hoặc thuế, thị trường lại trở nên "méo mó", phát sinh các cơn sốt chạy đua mua xe, khiến đại lý tha hồ làm mưa làm gió ép khách.
Chính sách thuế phí cần phải chấm dứt sự trùng lặp. VietNamNet trân trọng mời bạn đọc cùng góp ý kiến tìm giải pháp, làm thế nào để thị trường ô tô minh bạch và chính sách thuê phí công bằng, tránh tình trạng "phí chồng phí, thuế chồng thuế"?
Mọi bài viết xin chia sẻ về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đình Quý
Giá tính phí trước bạ giảm cả trăm triệu, khách mua ô tô hưởng lợi lớn
Bộ Tài chính vừa ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ mới, trong đó, nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước có giá tính phí giảm từ hàng chục đến cả trăm triệu đồng.
" alt="Mua xe chạy phí trước bạ, chuyện chỉ có ở Việt Nam">Mua xe chạy phí trước bạ, chuyện chỉ có ở Việt Nam
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Radomlje vs Nafta, 23h00 ngày 8/4: Khách tự tin
- Tết đến rồi, đời có bao lâu mà không sắm ô tô
- Phim của Mạc Văn Khoa bất ngờ rút khỏi đường đua Tết
- Xe 'đắp chiếu' quá lâu, làm sao để chuột không vào làm tổ trong khoang máy?
- Nhận định, soi kèo Esenler Erokspor vs Fatih Karagumruk, 21h00 ngày 9/4: Đứt mạch bất bại
- Đăng đơn ly hôn lên mạng, người phụ nữ nhận trái đắng
- Tổng Bí thư: Chọn công nghệ tốt nhất làm điện hạt nhân ở Ninh Thuận
- Thất nghiệp có nên mua xe ô tô chạy dịch vụ vào thời điểm hiện tại
- Nhận định, soi kèo nữ Israel vs nữ Bulgaria, 18h00 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
- Dân chơi bán tải tình nguyện lái xe phun khử khuẩn khắp phố vào nửa đêm
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản, 22h00 ngày 7/4: Nhe nhóm giấc mơ World Cup
- Đến nhà vợ cũ xin tha thứ, gã đàn ông bủn rủn tay chân vì người ra mở cửa
- Loạt xe tay ga Honda bị lỗi bơm xăng, lý do vì sao?
- Đấu giá, sở hữu biển số xe suốt đời: Lợi nhiều, sao vẫn chưa làm?
- Nhận định, soi kèo Norwich City vs Sunderland, 1h45 ngày 9/4: Giữ chắc Top 6
- Gần 500 xe máy kiểm tra khí thải miễn phí, một nửa không đạt chuẩn
- Đấu giá, sở hữu biển số xe suốt đời: Lợi nhiều, sao vẫn chưa làm?
- Căn cứ xử lý hình sự nhóm vệ sĩ tự ý chặn đường, phân luồng giao thông
- Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Jeddah, 22h40 ngày 8/4: Cửa trên thất thế
- Tài xế cố tình chen ngang ở trạm thu phí bị xử lý như thế nào?
- Người già có nên tự lái xe ra đường?
- Việt Trinh giải nghệ
- Nhận định, soi kèo Sri Pahang vs Kedah, 20h00 ngày 8/4: Không còn tham vọng
- Chùa Ba Vàng ở Quảng Nam nhận tiền tỷ công đức rồi bặt vô âm tín
- Đón Tết Giáp Thìn, tìm hiểu về văn hóa tín ngưỡng dân tộc
- Khánh Vân 'Mắt biếc' đóng phim Tết cùng trai đẹp nhóm Uni5
- Nhận định, soi kèo U21 Fleetwood Town vs U21 Charlton, 19h00 ngày 8/4: Tin vào cửa trên
- Có nên vay tiền mua xe để thưởng đỗ đại học cho con?
- Nhìn lại những hành vi 'xấu xí' của tài xế Việt trong năm 2021
- Ra mắt bộ ấn phẩm kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Quảng
- 搜索
-
- 友情链接
-